Phôi nền nước hoa được sản xuất thế nào?
Phôi nền nước hoa được sản xuất thế nào?
Tất cả các loại nước hoa đang bán trên thị trường nhà sản xuất dù muốn hay không cũng phải mix dung môi (phôi nền) nước hoa vào sản phẩm. Vậy tại sao trong nước hoa phải cần có dung môi? Để tối ưu hóa lợi nhuận hay gì mục đích gì?
Vì vậy, sự bốc hơi trong không khí của NƯỚC HOA GỐC rất kém đây cũng là lý do một số khách hàng khi ngửi NƯỚC HOA GỐC cảm thấy không thích vì mùi quá nhẹ.
Ưu điểm: của NƯỚC HOA GỐC là lưu hương cực lâu do bốc hơi rất chậm
Nhược điểm: của NƯỚC HOA GỐC là mùi quá nhẹ khi ngửi và lệch so với mùi thông dụng
Để người dùng có thể cảm nhận ngay mùi nước hoa khi xịt nước hoa lên cơ thể hoặc quần áo thì các Công ty sản xuất nước hoa bắt buộc phải mix thêm phôi nền nước hoa
Tư vấn chuyên sâu về dung môi liên hệ (đt /zalo): 0967 99 88 68
CÔNG THỨC CƠ BẢN TẠO RA CÁC LOẠI NƯỚC HOA THÔNG DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Công thức 1: Muốn tạo ra nước hoa PERFUME EXTRACT (hay EXTRAIT hoặc PAFUM) cần mix tỷ lệ: 70% dung môi nước hoa và 30% tinh dầu nước hoa (gốc)
Công thức 2: Muốn tạo ra nước hoa EAU DE PARFUM (EDP) cần mix tỷ lệ: 80% dung môi nước hoa organic và 20% tinh dầu nước hoa (gốc)
Công thức 3: Muốn tạo ra nước hoa EAU DE TOILETTE (EDT) cần mix tỷ lệ: 85% dung môi nước hoa và 15% tinh dầu nước hoa (gốc)
Công thức 4: Muốn tạo ra nước hoa EAU DE COLOGNE (hoặc COLOGNE) cần mix tỷ lệ: 95% dung môi nước hoa và 5% tinh dầu nước hoa (gốc)
Muốn tìm hiểu chuyên sâu về nước hoa ta cần tìm hiểu thêm
Thành phần chính của dung môi nước hoa là gì?
Dung môi nước hoa “perfume solvent” đạt chuẩn cần các yếu tố gì?
Dung môi dùng trong điều chế (hay dung dịch pha chế) nước hoa có bao nhiêu loại?
Ưu nhược điểm của từng loại dung môi (phôi nền) nước hoa?
Thành phần chính của dung môi nước hoa là gì?
Thành phần chính trong dung môi điều chế nước hoa “perfume solvent” là cồn mỹ phẩm, thực phẩm hoặc dược phẩm (ethanol). Tùy vào công thức của từng Công ty sản xuất dung môi nước hoa mà trong dung môi có bao nhiêu % các thành phần thảo dược khác và quy trình sản xuất phôi nền nước hoa được thực hiện bao nhiêu bước trong bao nhiêu ngày để đạt được phôi nền nước hoa “perfume solvent” thành phẩm có thể bán ra thị trường.
Dung môi nước hoa “perfume solvent” đạt chuẩn cần các yếu tố gì?
Điều thứ 1: Dung môi nước hoa ĐẠT CHUẨN
Khi ngửi vào bắt buộc TUYỆT ĐỐI KHÔNG MÙI CỒN nếu dung môi CÓ MÙI CỒN thì làm cho nước hoa sau khi mix với dung môi lệch so với mùi NƯỚC HOA GỐC (không dúng mùi nước hoa gốc).
Điều thứ 2: Dung môi nước hoa ĐẠT CHUẨN
Khi ngửi vào sẽ cảm nhận có mùi thơm nhẹ của THẢO DƯỢC giúp nước hoa sau khi mix không lệch với mùi NƯỚC HOA GỐC. Ngược lại, nếu trong dung môi nước hoa CÓ HỢP CHẤT THƠM MẠNH sẽ làm cho nước hoa thương mại lệch với mùi NƯỚC HOA GỐC sau khi mix để cho ra nước hoa thành phẩm.
Điều thứ 3: Màu sắc dung môi điều chế nước hoa “perfume solvent”
Phụ thuộc vào nguyên liệu cấu thành (tươi hoặc khô), Vì vậy dung môi nước hoa thường sẽ là: không màu, màu xanh nhạt (nguyên liệu tươi) hoặc vàng nhạt (nguyên liệu khô).
Quy trình hướng dẫn sản xuất DUNG MÔI NƯỚC HOA của Công ty TNHH OIL CARE
Cam kết: Không mùi cồn, không kích ứng da, không khô da, lưu hương trên da trên 4h
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu sau khi được mua về bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào sẽ kiểm tra cảm quan màu sắc và mùi đặc trưng của từng nguyên liệu.
Bước 2: Chiết xuất nguyên liệu
Nguyên liệu được ngâm riêng từng loại vào dung môi theo từng quy trình và thời gian riêng biệt cho từng loại nguyên liệu.
Tùy từng loại nguyên liệu và quy trình cụ thể mà dung môi sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ thích hợp nhất, thời gian để thực hiện công đoạn này từ 10 ngày đến 15 ngày tùy từng loại nguyên liệu.
Bước 3: Lắng cặn bán thành phẩm
Quy trình lắng cặn đây là bước đầu tiên tách các chất cặn trong quá trình sản xuất phôi nước hoa thiên nhiên. Tùy từng loại nguyên liệu mà thời gian để thực hiện công đoạn này từ 5 ngày đến 7 ngày.
Bước 4: Lọc bán thành phẩm
Quy trình lọc là bước tiếp theo để loại bỏ các loại bụi mịn và cặn lơ lửng trong bán thành phẩm dung môi pha nước hoa hữu cơ.
Tùy từng loại nguyên liệu sẽ được lọc với từng loại lưới lọc khác nhau với mục đích giữ lại hoàn toàn bụi mịn và cặn lơ lửng trong bán thành phẩm.
Thời gian để thực hiện công đoạn này cho các nguyên liệu chiết xuất theo phương pháp dung môi cần loại bỏ bụi mịn và cặn lơ lửng từ 5 ngày đến 7 ngày.
Bước 5: Kiểm tra chi tiết bán thành phẩm
Bán thành phẩm tại bước này được bộ phận kiểm tra chất lượng Công ty OIL CARE kiểm tra chi tiết:
Độ tinh khiết: nếu độ tinh khiết đạt từ 95% trở lên thì đạt yêu cầu.
Màu sắc: nếu màu sắc đạt trên 90% so với màu gốc thì đạt yêu cầu.
Mùi hương: hoàn toàn thiên nhiên khoản 90% như mùi gốc các loại nguyên liệu thì đạt yêu cầu.
Thời gian để thực hiện công đoạn này cho các nguyên liệu tham gia sản xuất dung môi pha nước hoa hữu cơ “organic perfume solvent” từ 2 ngày đến 3 ngày.
Bước 6: Phối trộn bán thành phẩm
Các bán thành phẩm được phối trộn với nhau và kết hợp nước cất trong bồn trộn thiết kế đặc biệt theo thứ tự được quy định từ trước đến sau chi tiết theo từng khoản thời gian và tỷ lệ % cụ thể.
Thời gian để thực hiện công đoạn này khoản 1 ngày.
Bước 7: Ủ bán thành phẩm
Quy trình ủ thành phẩm dung môi pha nước hoa hữu cơ “organic perfume solvent” trong môi trường nhiệt độ và ánh sáng phù hợp với mục đích làm chính làm cho sản phẩm không còn mùi dung môi và đạt được các chỉ tiêu như màu sắc (màu xanh diệp lục), mùi hương đặc trưng (mùi gỗ).
Thời gian để thực hiện công đoạn sản xuất thành phẩm dung môi pha nước hoa hữu cơ “organic perfume solvent” từ 20 ngày đến 25 ngày.
Bước 8: Kiểm tra thành phẩm
Thành phẩm dung môi pha nước hoa hữu cơ “organic perfume solvent” được kiểm tra lần cuối về độ tinh khiết, độ lưu hương, màu sắc xanh thiên nhiên và tỷ lệ % mùi dung môi trước khi đóng gói thành phẩm bán ra thị trường.
Thời gian để thực hiện công đoạn này khoản 1 ngày
Dung môi dùng trong điều chế (hay dung dịch pha chế) nước hoa có bao nhiêu loại?
Theo thống kê của Công ty TNHH OIL CARE trên thị trường thế giới cũng như Việt Nam các loại dung môi dùng để điều chế nước hoa như sau:
Cồn mỹ phẩm, thực phẩm hoặc dược phẩm (ethanol)
Là chất lỏng trong suốt, có mùi cồn xộc vào mũi khi ngửi. Ưu điểm: Giá rẻ, có thể mua bất kỳ đâu. Nhược điểm: Còn mùi cồn làm cho nước hoa sau khi mix bị lệch so với mùi gốc, khi xịt vào cơ thể làm khô da và có mùi đắng của cồn khi ngửi vào nơi vừa xịt nước hoa vào.
Cồn công nghiệp (Methanol)
Là chất lỏng trong suốt, có mùi cồn xộc vào mũi khi ngửi. Ưu điểm: Giá rẻ, có thể mua bất kỳ đâu. Nhược điểm: Không tốt cho sức khỏe, còn mùi cồn làm cho nước hoa sau khi mix bị lệch so với mùi gốc, khi xịt vào cơ thể làm khô da và có mùi đắng của cồn khi ngửi vào nơi vừa xịt nước hoa vào.
Cồn công nghiệp (IPA)
Là chất lỏng trong suốt, có mùi cồn xộc vào mũi khi ngửi. Ưu điểm: Giá rẻ, có thể mua bất kỳ đâu. Nhược điểm: Còn mùi cồn làm cho nước hoa sau khi mix bị lệch so với mùi gốc, khi xịt vào cơ thể làm khô da và có mùi đắng của cồn khi ngửi vào nơi vừa xịt nước hoa vào.
Propylene Glycol (PG)
Là chất lỏng tổng hợp, hơi nhớt, cùng nhóm hóa học với rượu là chất lỏng trong suốt, có mùi đặc trưng nhẹ khi ngửi. Ưu điểm: Giá hợp lý, có thể mua bất kỳ đâu. Nhược điểm: Còn mùi ít làm cho nước hoa sau khi mix bị lệch so với mùi gốc, khi xịt vào cơ thể.
Còn nhiều chất khác có thể dùng là dung môi trước hoa, Anh Chị có thể tham khảo một số website ở nước ngoài về các loại dung môi nước hoa. Ví dụ: Có website hướng dẫn dùng dầu hạnh nhân làm chất chính trong dung môi nước hoa.
Qua các nội dung trên, Công ty TNHH OIL CARE hy vọng có thể cung cấp đủ thông tin và kiến thức cần thiết để Anh Chị có thể mua và sử dụng dung môi pha nước hoa “perfume solvent” phù hợp nhất với sản phẩm nước hoa của mình.
Bảo quản và sử dụng
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và đậy kín nắp.
Không tiếp tục sử dụng nếu phát hiện sản phẩm có mùi, màu sắc lạ so với lúc mới mua.
Sử dụng theo quy định về quản lý phụ gia thực phẩm của Bộ Y Tế.
Sử dụng theo đúng hướng dẫn trong các tài liệu an toàn CÔNG TY OIL CARE đã gửi kèm như: COA, MSDS, Bảng test an toàn về phụ gia thực phẩm/mỹ phẩm và công bố sản phẩm thực phẩm/ mỹ phẩm.
Để xa tầm tay trẻ em
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Tài liệu tham khảo
Sưu tầm từ internet
Lưu ý: Bài viết này chỉ có mục đích cung cấp thông tin, không có ý định cung cấp lời khuyên y khoa.
Bản Quyền: Bài tổng hợp này thuộc bản quyền của Oil care Co.,ltd mọi sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản